Kiến thức cơ bản về tên miền - Phần 1

1. Những điều cần biết về tên miền

   1.1 Tên miền là gì?

Tên miền (Domain) là tên của một Website hoạt động trên Internet hay còn gọi là "địa chỉ Web" nhằm thay thế cho các địa chỉ IP của máy chủ giúp người dùng ghi nhớ dễ dàng hơn. Nói một cách đơn giản, nếu website là một ngôi nhà thì tên miền là địa chỉ của nó.

   Bây giờ, nếu bạn muốn ghé thăm một trang web, bạn không cần phải nhập một chuỗi dài các con số. Thay vào đó, bạn có thể truy cập nó bằng cách nhập tên miền dễ nhớ vào thanh địa chỉ của trình duyệt.

Tên miền gồm 2 phần:

  • Tên trang web, ví dụ: pavietnam
  • Phần mở rộng, ví dụ: .vn (viết tắt của Việt Nam, là loại tên miền cấp quốc gia của Việt Nam) hoặc .com (viết tắt của commercial - thương mại, là loại tên miền phổ biến nhất)

Mỗi tên miền là duy nhất. Không có hai trang web có thể có cùng một tên miền. Nó có thể được chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác.
 

   1.2 Tên miền chính chủ là gì?

   Tên miền chính chủ là tên miền thuộc quyền sở hữu của chủ thể sau khi được nhà đăng ký kích hoạt thông qua việc kiểm tra và xác thực tính chủ thể dựa trên các thủ tục hồ sơ đăng ký tên miền. Thông tin của chủ sở hữu tên miền sẽ được ghi rõ trên hợp đồng và hiển thị đầy đủ trên hệ thống. Mọi quyền chỉnh sửa, thay đổi web đều phải được thông qua xác nhận của chính chủ.

   Để đăng ký tên miền chính chủ, bạn chỉ cần vào 1 trong các trang web bán tên miền, kiểm tra tên miền bạn chọn đã có người đăng ký trước đó chưa. Nếu tên miền vẫn còn tồn tại, bạn chọn tên miền phù hợp và tiến hành các thủ tục thanh toán là xong. Bạn có thể cần yêu cầu nhập các thông tin cá nhân theo quy định của tổ chức quản lý tên miền ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers).

   Là nhà đăng ký thuộc tổ chức quản lý tên miền quốc tế ICANN công nhận (www.icann.org), Quý khách hàng có thể đăng ký tên miền chính chủ tại HTMedia Việt Nam với giá tốt nhất, đặc biệt là các nhóm Tên miền phổ biến nhất hiện nay.

   1.3 Những đặc điểm của tên miền là gì?

        1.3.1. Những nguyên tắc mà một tên miền cần có:

  • Tên miền (domain) không được vượt quá 63 ký tự đã bao gồm cả đuôi .net, .com, .info, .org,...
  • Tên miền chỉ được bao gồm các ký tự a-z, 0-9, các dấu “-”. Đối với khoảng trắng và những ký tự đặc biệt khác đều không được chấp nhận.
  • Không được bắt đầu hoặc kết thúc tên miền với ký tự “-”
  • Tên miền của bạn không cần bắt đầu bằng http:/ hoặc www hoặc http:/www
  • Tên miền nên ngắn gọn, dễ nhớ, khó viết sai và không gây nhầm lẫn
  • Tên miền nên liên quan đến tên thương hiệu hoặc lĩnh vực hoạt động

        1.3.2. Các cấp của tên miền:

  • Tên miền cấp 1 (top level domain) những tên miền loại này có đặc điểm là chỉ có 1 dấu chấm “.” như: pavietnam.vn, tuoitre.vn, google.com,...
  • Tên miền cấp 2(second level domain) là các tên miền có 2 chấm như: thanhnien.com.vn, nvhtn.org.vn, pavietnam.com.vn, …
  • Subdomain:còn gọi là tên miền con, là những tên miền được tạo thêm từ tên miền cấp 1 hoặc tên miền cấp 2.

Lưu ý: cần phân biệt subdomain với Tên miền cấp 2, tên miền cấp 2 thường có đuôi của tên miền phổ biến và theo sau đó là đuôi của tên miền quốc gia

        1.3.3. Phân loại tên miền:

TLD - Top level domain: TLD là viết tắt của 'top-level domain' – tên miền cấp cao nhất, là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của domain name, ở cấp đầu tiên của hệ thống tên miền trên Internet.

TLDs có thể được chia thành hai loại khác: các tên miền cấp cao nhất của quốc gia (ccTLDs) và các tên miền cấp cao chung (gTLDs) như ta thường thấy.

  • Tên miền cấp cao nhất của quốc gia (ccTLDs – country-code top-level domain) là một loại của TLDs được sử dụng để xác định một quốc gia cụ thể. Ví dụ .us cho United States (Mỹ) và .vn cho Việt Nam. Chúng thường được dùng bởi các công ty có site riêng cho thị trường nhất định và là dấu hiệu cho thấy người dùng đã truy cập đúng địa chỉ.
  • Tên miền cấp cao chung(gTLDs – generic top-level domains) là một top-level domain quan trọng nhất mà không phụ thuộc vào mã quốc gia. Nhiều gTLDs được dành cho mục đích sử dụng cụ thể, như .edu hướng đến các tổ chức giáo dục. Nhưng do đặc thù chung của internet, web của bạn không cần phải thỏa tiêu chí nào để đăng ký một tên miền gTLD. Đây cũng là lý vì sao tên miền .com không hẳn dành cho mục đích thương mại (commercial).

2. Tên miền khác với Website và Hosting như thế nào?

   Một trang web được tạo thành từ các tệp như HTML, phần mềm xây dựng trang web, hình ảnh,… Nếu website là ngôi nhà, tên miền là địa chỉ thì web hosting là mảnh đất nơi trang web của bạn đặt ở đó. Hosting là không gian trên máy chủ – nơi lưu trữ nội dung trang web.

   Để tạo trang web của bạn, bạn cần cả tên miền và web hosting. Tuy nhiên, chúng là hai dịch vụ riêng biệt và bạn có thể mua domain và hosting ở tại một nơi hoặc hai nơi khác nhau.

Vậy chúng hoạt động như thế nào nếu bạn mua domain và hosting từ hai nơi riêng biệt?

   Đơn giản, bạn chỉ cần chỉnh sửa cài đặt Record, Type, Address tên miền và nhập các thông tin cấu hình do công ty lưu trữ web, email cung cấp(IP, CNAME, MX ..). Thông tin Name Server nên sử dụng default của nhà cung cấp quản lý tên miền để dễ dàng nhận được hỗ trợ tốt nhất. Tuy nhiên, P.A Việt Nam khuyên bạn nên mua domain và hosting từ cùng một công ty. Điều này cho phép bạn dễ dàng quản lý chúng trong cùng một tài khoản.






Bạn thắc mắc trong quá trình mua hàng?

YÊU CẦU 

Chúng tôi

Gọi lại cho bạn

Yêu cầu gọi lại